HỘI NGHỊ TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC, KỶ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP ĐỂ ỨNG DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KỲ TIẾN
21/11/2024 09:06
   
HỘI NGHỊ TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC, KỶ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP ĐỂ ỨNG DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KỲ TIẾN
Ngày 21/11/2024Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm CNTT tập huấn chuyển đổi số tại xã Kỳ Tiến

     

Chiều ngày 21/11/2024 thực hiện Kế hoạch đào tạo, tập huấn năm 2024 của Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm CNTT và Truyền thông phối hợp với UBND xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng chuyển đổi số cho người dân, Doanh nghiệp để ứng dụng vào hoạt động sản xuất, giao dịch trực tuyến trên địa bàn xã Kỳ Tiến năm 2024. Về tham gia cuộc tập huấn có  đồng chí Trần Xuân Sơn trưởng phòng Trung tâm CNTT và Truyền thông Hà Tĩnh; Nguyễn Việt Hùng, HUV bí thư Đảng ủy xã; Lê Hoài Nam, phó bí thư thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã; Cùng các đồng chí Thường trực Đảng ủy - HĐND - Lãnh đạo UBND - UBMTTQ xã. Toàn thể Cán bộ, Công chức; người hoạt động không chuyên trách xã. Lượng lượng Công an xã. Hiệu trưởng 3 trường: Mầm non, Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở. Trạm trưởng Trạm y tế xã. Các Doanh nghiệp trên địa bàn xã; Các đồng chí Ban Chấp hành chi ủy nhiệm kỳ 2024 - 2027  (Bí thư, Trưởng thôn). Trưởng, Phó  các chi hội đoàn thể. Tổ chuyển đổi số cộng đồng

            

           

                                    (Nguyễn Thị Hồng; ĐUV, Phó chủ tịch UBND xã quán triệt một số nội dung tập huấn)

          

                            (Trần Xuân Sơn trưởng phòng Trung tâm CNTT và Truyền thông tập huấn chuyển đổi số)

          Tại hội nghị Trần Xuân Sơn trưởng phòng Trung tâm CNTT và Truyền thông nêu ra Chuyển đổi số được hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data),... vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu. Chuyển đổi số không phải đơn thuần thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công truyền thống (ghi chép trong sổ sách, họp trực tiếp,...) sang vận dụng công nghệ để giảm thiểu sức người. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,...

         Chuyển đổi số cơ quan Nhà nước: phát triển Chính phủ điện tử, chính phủ số,... giúp các nhà chức trách dễ dàng quản lý công việc. Đồng thời, giảm thiểu thời gian chờ đợi các thủ tục hành chính cho người dân,...

        Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Đang ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào hoạt động kinh doanh và quản lý của mình. Ví dụ: lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây, sử dụng các ứng dụng như Google Planner vào quản lý các dự án và nhân sự mà không cần tận mắt theo dõi nhân sự làm việc...,

Chuyển đổi số cấp xã là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ giúp thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong chính quyền xã góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành.

      Đối với Lãnh đạo xã: Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi sô.
Lãnh đạo UBND cấp xã chỉ đạo, lên kế hoạch triển khai chi tiết và chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện các nội dung trong triển khai chuyển đổi số cấp xã. Chủ động tìm hiểu về các nội dung chuyển đổi số gắn liền với cấp xã, tìm các nội dungchuyển đổi số phù hợp với tình hình, đặc thù kinh tế, xã hội của địa phương.
Xác định cụ thể chuyển đổi số cấp xã là một quá trình, không phải là một đích đến từ đó thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về chuyển đổi số.Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã với thành phần là các cán bộ, đơn vị trực thuộc để chỉ đạo, giám sát các công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã, thường xuyêntổ chức giao ban, trao đổi để tháo gỡ, giải quyết các khó khăn vướng mắc, cũng như thúc đẩy các nội dung đã triển khai tốt. Tích cực, chủ động thay đổi nhận thức và thói quen làm việc của cán bộ, công chức xã để tiếp cận và ứng dụng công nghệ số trong mô hình mới.

Phối hợp với các chương trình của huyện, tỉnh để nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ công chức và Lãnh đạo UBND xã, chủ động thực hiện các nội dung trong mô hình thuộc trách nhiệm của chính quyền. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến đến từng nhà, từng người dân trong xã hiểu được ý nghĩa của việc thí điểm triển khai mô hình chuyển đổi số cấp xã qua các kênh giao tiếp của UBND cấp xã (hệ thống loa, trang thông tin điện tử, nhóm zalo, v.v...). Chủ động huy động, thu hút, kêu gọi các nguồn lực xã hội cùng chung tay hỗ trợ, bảo trợ, thí điểm các nội dung mới để xây dựng mô hình chuyển đổi số cấp xã (doanh nghiệp công nghệ số, hội, hiệp hội công nghệ thông tin, các doanh nghiệp phát triển trong xã, ...).
        Đối với Tổ chức chính trị và xã hội trên địa bàn xã: Đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền vận động người dân trong xã tham gia vào việc chuyển đổi số cấp xã. Hướng dẫn người dân trong xã sử dụng thiết bị di động thông minh để khai thác các dịch vụ mà chính quyền cung cấp (khai nộp thủ tục hành chính, tra cứu kết quả xử lý thủ tục hành chính, khai thác thông tin chính quyền cung cấp trên môi trường số, hướng dẫn người dân truy cập Internet và khai thác thông tin tại điểm bưu điện văn hóa xã, ...)
 Hỗ trợ người dân, hộ kinh doanh, chính quyền quảng bá hình ảnh, thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nét văn hóa của xã trên môi trường mạng, trên các sàn thương mại điện tử.Thường xuyên tham mưu cho chính quyền xã, chính quyền các cấp về các mô hình ứng dụng công nghệ số, cách thức triển khai, các cách làm hay để thay đổi cách quản lý, hoạt động của chính quyền xã. Thúc đẩy người dân sử dụng các công nghệ trong từng lĩnh vực cốt yếu, quan trọng trong mô hình triển khai chuyển đổi số cấp xã.
        Đối với Cán bộ, công chức xã:Thực hiện các chỉ đạo, định hướng, chủ trương về chuyển đổi số. Áp dụng các giải pháp công nghệ đã được triển khai một cách hiệu quả. Nâng cao nhận thức, tư duy về công nghệ. Khi gặp các vấn đề, luôn tự đặt câu hỏi các vấn đề này có thể giải quyết bằng công nghệ được không để từ đó tạo được các giải pháp, xử lý các vấn đề bằng công nghệ số. Tham gia các chương trình đào tạo của nhà nước về chuyển đổi số. Học tập và nâng cao các kỹ năng về công nghệ để đề xuất, áp dụng trong việc giải quyết các vấn đề của địa bàn một cách hiệu quả hơn.

       Đối với Bí thư, trưởng thôn, chi hội trưởng các chi hội đoàn thể: Tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân áp dụng các giải pháp số và đưa các nền tảng số vào các hoạt động thường nhật.

       Đối với các hộ gia đình: Chủ động, tích cực tham gia tập huấn, sử dụng các nền tảng số. Thực hiện các hoạt động như thủ tục hành chính qua môi trường mạng, tiến hành thanh toán điện tử đối với các dịch vụ thiết yếu như điện, nước...
      Đối với các hộ kinh doanh, sản xuất: Sẵn sàng thay đổi phương thức trao đổi và bán hàng trên nền tảng số. Có sự chuẩn bị tốt về chất lượng, số lượng sản phẩm, đưa uy tín chất lượng lên hàng đầu để tạo niềm tin và xây dựng được thương hiệu hộ gia đình.
 Tích cực tuyên truyền, vận động các hộ gia đình khác cùng tham gia phát triển kinh tế số, lan tỏa các thông tin, thông điệp tích cực trên mạng xã hội Facebook, Zalo cá nhân.
      Đối với Người dân: Xét cho cùng, chuyển đổi số là phục vụ người dân. Mỗi người dân trở thành công dân số thì chuyển đổi số mới thành công. Do vậy, chuyển đổi số mang ý nghĩa của một cuộc cách mạng toàn dân. Khi toàn dân cùng tham gia, các công nghệ số, cách giải phù hợp sẽ được tìm ra và vì thế chuyển đổi số sẽ thành công.
 Mỗi người dân cần chuẩn bị:
► Không ngừng học hỏi, không ngừng nâng cao nhận thức, mỗi ngày mỗi người tự
học cho mình những điều mới.
► Nếu có điều chưa biết, hãy tìm hiểu, học hỏi và học từ những người xung quanh,
từ những gì đã có sẵn, được chia sẻ từ những địa chỉ tin cậy.
► Nếu có gì đã biết, đã tâm đắc, hãy hướng dẫn, chia sẻ với những người xung quanh.
► Người trẻ hướng dẫn người già và trẻ em. Người biết nhiều hướng dẫn người biết ít, người biết ít hướng dẫn người chưa biết.
► Việc hướng dẫn, chia sẻ với mọi người kỹ năng số là giúp cho chính mình có có một thế giới số an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.

 

Nguyễn Văn Tiến- CC xã
 Người đang truy cập: 198
 Tổng số truy cập: 2726874